Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Latest topics
» Những hình ảnh hài hước cực độc chỉ có ở Việt Nam
Chiến thuật hiện thực hóa đường lưỡi bò của Trung Quốc Icon_minitimeThu Jan 05, 2012 7:55 pm by Trandailong

» “BẦU CHỌN VỊNH HẠ LONG”: CẢ QUỐC GIA ĐANG BỊ LỪA?..
Chiến thuật hiện thực hóa đường lưỡi bò của Trung Quốc Icon_minitimeSun Nov 13, 2011 8:49 am by Trandailong

»  Clip hài
Chiến thuật hiện thực hóa đường lưỡi bò của Trung Quốc Icon_minitimeWed Oct 19, 2011 2:35 pm by Trandailong

» Những siêu phẩm hát nhép
Chiến thuật hiện thực hóa đường lưỡi bò của Trung Quốc Icon_minitimeWed Oct 19, 2011 2:25 pm by Trandailong

» Những món hàng từ chợ trời 3
Chiến thuật hiện thực hóa đường lưỡi bò của Trung Quốc Icon_minitimeFri Sep 09, 2011 9:27 pm by Trandailong

» Những món hàng từ chợ trời 2
Chiến thuật hiện thực hóa đường lưỡi bò của Trung Quốc Icon_minitimeFri Sep 09, 2011 9:07 pm by Trandailong

» Những món hàng từ chợ trời
Chiến thuật hiện thực hóa đường lưỡi bò của Trung Quốc Icon_minitimeFri Sep 09, 2011 8:50 pm by Trandailong

» Dolly Shop xin chào các bạn ^^
Chiến thuật hiện thực hóa đường lưỡi bò của Trung Quốc Icon_minitimeSun Jul 24, 2011 1:31 pm by dolly

» Cách tiếp cận chiến tranh của Trung Quốc (P2)
Chiến thuật hiện thực hóa đường lưỡi bò của Trung Quốc Icon_minitimeSat Jul 16, 2011 11:05 am by Trandailong

Most Viewed Topics
Dolly Shop xin chào các bạn ^^
Tấm bản đồ mang tên " Đường Lưỡi Bò " của TQ
Thứ bảy, ngày 16 tháng 07 năm 2011 | 10:34 (GMT+7) Đặt làm trang chủ
Những câu chuyện “độc nhất vô nhị” ở Trường Sa
Vừa cắt cáp, Trung Quốc vừa vu cáo Việt Nam tấn công tàu cá
“BẦU CHỌN VỊNH HẠ LONG”: CẢ QUỐC GIA ĐANG BỊ LỪA?..
Chiến thuật hiện thực hóa đường lưỡi bò của Trung Quốc
Xuyên tạc lịch sử và hăm dọa dân tộc Việt Nam
Những siêu phẩm hát nhép
Cách tiếp cận chiến tranh của Trung Quốc (P2)
Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Affiliates
free forum


 

 Chiến thuật hiện thực hóa đường lưỡi bò của Trung Quốc

Go down 
Tác giảThông điệp
Trandailong
Admin
Admin
Trandailong


Tổng số bài gửi : 172
Join date : 05/12/2010
Age : 32
Đến từ : Đà Nẵng

Chiến thuật hiện thực hóa đường lưỡi bò của Trung Quốc Empty
Bài gửiTiêu đề: Chiến thuật hiện thực hóa đường lưỡi bò của Trung Quốc   Chiến thuật hiện thực hóa đường lưỡi bò của Trung Quốc Icon_minitimeWed Jun 29, 2011 9:03 pm

Cuối tháng năm 2011 vừa rồi, căng thẳng lại gia tăng lên một mức độ cao hơn trên biển Đông khi ba tàu hải giám của Trung Quốc đe dọa tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam Bình Minh 2 và phá hoại thiết bị đo địa chấn của Bình Minh 2. Sự kiện này xảy ra cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 340 hải lý, hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của Việt Nam

Sự mập mờ của đường chữ U

Cho những ai còn thắc mắc phải chăng sự việc này có dính dáng đến tranh chấp Hoàng Sa hay Trường Sa, chúng tôi khẳng định rằng không hề dính dáng. Sự kiện tàu Bình Minh diễn ra gần bờ biển đất liền Việt Nam hơn quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa. Theo luật quốc tế và tập quán quốc tế, Quần đảo Hoàng sa và Quần đảo Trường sa và các bãi đá chỉ được hưởng hoặc là lãnh hải 12 hải lý, hoặc cùng lắm là lãnh hải cộng với một vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) không vượt ra xa hơn 12 hải lý một cách đáng kể. Do vậy dù giàu trí tưởng tượng đến đâu đi nữa về sự công bằng thì những vùng đặc quyền kinh tế của hai quần đảo này cũng không thể vươn tới hay đi qua các đường trung tuyến giữa chúng và các bờ biển chung quanh Biển Đông.

Với những chi tiết trên, theo dõi cuộc chiến ngôn từ giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về hai bên.

Ngày 27/5/2011, Việt nam gởi một công hàm ngoại giao đến cho Đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội tố cáo Trung Quốc vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) và quyền chủ quyền Việt Nam ngay trong khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Ngày hôm sau, Trung Quốc đáp lại rằng những gì họ làm là "thực thi trên biển luật và các hoạt động giám sát hoàn toàn bình thường trong vùng biển thẩm quyền của Trung Quốc."

Thế nhưng, vì "vùng biển thẩm quyền" không phải là một trong các vùng nước được quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS), không có gì rõ ràng về cụm từ đó có nghĩa gì hay cho biết cơ sở pháp lý của nó là gì.

Việc tranh cãi qua lại tiếp tục đến ngày 29/05/2011, khi Việt Nam phản công bằng cách tuyên bố rằng Việt Nam đã thực hiện việc thăm dò hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của mình, 'một cách phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Đây không phải là một khu vực tranh chấp mà cũng không nằm trong "vùng quản lý của Trung Quốc". Trung Quốc đã cố ý đánh lừa dư luận rằng đây là vùng tranh chấp'.

Cơ bản Việt Nam đã chỉ ra rằng vùng biển của sự kiện này không nằm trong tranh chấp Hoàng Sa hay Trường Sa.

Hai ngày sau, Trung Quốc trả đũa rằng hành động của nước này là "hành động thực thi luật pháp của các tàu hải giám Trung Quốc chống lại việc các tàu Việt Nam vận hành bất hợp pháp là hoàn toàn chính đáng." Họ còn thúc giục Việt Nam phải "ngay lập tức ngưng những hành động xâm phạm và không được gây thêm rắc rối mới."

Chiến thuật hiện thực hóa đường lưỡi bò của Trung Quốc Cap-3_1307609721
Tàu hải giám Trung Quốc. Ảnh: Petro Times

Nhưng, thêm một lần nữa, Trung Quốc đã không đặt tuyên bố của mình vào khuôn khổ của các vùng nước UNCLOS. Và nước này cũng không đưa ra ranh giới cụ thể cho yêu sách của hay trích dẫn luật quốc tế nào để biện minh cho lập luận của mình.

Diễn biến gần nhất này có một số tương đồng đáng lưu ý với sự kiện Bãi Cỏ Rong vào tháng Ba 2011, khi hai tàu tuần tiễu của Trung Quốc đe dọa một tàu thăm dò địa chấn của Philippines đang hoạt động tại đó. Sự việc này diễn ra tại khu vực gần bờ biển Palawan của Philippines hơn là Quần đảo Trường Sa vốn trong tình trạng tranh chấp chủ quyền. Trong cả hai trường hợp, Trung Quốc khẳng định tuyên bố chủ quyền mà không đưa ra ranh giới hay lý lẽ dựa trên UNCLOS hay luật quốc tế. Phản biện của Philippines là Bãi Cỏ Rong không thuộc Quần đảo Trường Sa và do vậy không nằm trong tranh chấp Trường Sa.

Trước đây, Trung Quốc đã đưa ra những yêu sách tương tự với Malaysia tại Bãi James, với Indonesia tại vùng biển gần nhóm đảo Natuna, và với Việt Nam tại Bãi Tư Chính và vùng dần khí Thanh Long. Những đòi hỏi này cùng với các sự kiện Bãi Cỏ Rong và Bình Minh xóa bỏ mọi nghi ngờ rằng Trung Quốc đang tìm cách bành trướng sự kiểm soát của họ ra rất xa khu vực đang tranh chấp là Quần đảo Hoàng Sa, Quần đảo Trường Sa, bãi cạn Scarborough và các vùng nước thuộc các đảo/đá này.

Một đặc tính chung ở các yêu sách và va chạm này là chúng đều liên quan đến các vùng nước bên trong đường "chữ U" mập mờ mà Trung Quốc đã đưa vào bản đồ của họ trong thế kỷ 20 vừa qua. Theo năm tháng, đường chữ U dần dần bành trướng đến khi nó bao trùm phần lớn biển Đông, vào cách bờ biển của các nước khác dưới 100 hải lý, mà không hề có một lập luận nào dựa trên luật pháp hay tập quán quốc tế

Nên đối phó thế nào?

Dù Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia và Brunei đều bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chính sách bành trướng này, hai nước Việt Nam và Philippines, là những nước gần Trung Quốc nhất, sẽ bị sự bành trướng Trung Quốc đe dọa nhiều nhất vì một số lý do.

Thứ nhất, rõ ràng không gian biển của hai nước này sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Thứ nhì, nếu Trung Quốc không đòi các vùng biển của Việt Nam và Phillippines, thì yêu sách của họ về các vùng biển của Malaysia, Indonesia và Brunei sẽ sụp đổ. Điều này có nghĩa trong khi Trung Quốc có thể nhượng bộ ở cực nam của đường chữ U kỳ dị để cầm chân cho Malaysia, Indonesia và Brunei im lặng khi họ xử lý Việt Nam và Philippines trước, họ không thể làm điều ngược lại và bỏ yêu sách trong vùng nước của Việt Nam và Phillipines để giành khu vực cực nam của đường chữ U. Dĩ nhiên, nếu Trung Quốc áp đặt được yêu sách của họ lên Việt Nam và Philippines thì sẽ đến lượt Malaysia, Indonesia và Brunei.

Do vậy, cả Việt Nam và Phillippines bất đặc dĩ phải nằm trong tình thế cần phải kiên quyết bảo vệ không gian biển hợp pháp của mình. Không chỉ vấn đề kinh tế bị ảnh hưởng: hai nước này còn có lý do để lo ngại an ninh và nền độc lập quốc gia của mình bị đe dọa.

Tuy vẫn còn những khác biệt giữa Việt Nam và Philippines trong vấn đề Quần đảo Trường Sa, vẫn còn có nhiều lãnh vực mà hai nước có thể hợp tác để bảo vệ các vùng không gian biển của mình không liên quan đến Quần đảo Trường Sa. Với các tuyên bố chủ quyền quá đà của Trung Quốc, các vùng biển này có thể còn quan trọng hơn cả các vùng biển đang thuộc Quần đảo Trường Sa vốn trong tình trạng tranh chấp chủ quyền.

Công hàm Philippines gửi Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa sau sự kiện Bãi Cỏ Rong đã cho thấy về cách thức nước này vận dụng UNCLOS để bảo vệ quyền lợi của họ tại Biển Đông. Vì Việt Nam cũng dựa trên UNCLOS, hai nước đã có một khung pháp luật chung để hợp tác.

Ví dụ, nếu Việt Nam và Philippines có thể lên tiếng ủng hộ nhau về mặt ngoại giao trong các sự kiện Bãi Cỏ Rong và Bình Minh, thì cả hai nước sẽ cùng có lợi.

Cơ bản hơn, các chuyên gia và nhà ngoại giao của hai nước cần tập hợp lại cùng các đồng nhiệm ở Malaysia, Indonesia và Brunei để quyết định rằng Quần đảo Trường Sa bao gồm những gì, và được hưởng bao nhiêu không gian biển. Điều này sẽ dẫn đến một thỏa thuận chung về phạm vi của vùng tranh chấp Trường Sa.

Quan điểm chung đó sẽ giúp các nước này trong các cuộc đấu tranh đơn lẻ và tập thể nhằm chống lại cố gắng của Trung Quốc để bành trướng vùng tranh chấp ra những vùng trước đây không nằm trong tranh chấp. Cách này sẽ giúp thuyết phục thế giới về chính nghĩa của các nước này.

Một cách nữa là Việt Nam và Philippines có thể tìm hiểu là cùng nộp báo cáo chung về thềm lục địa cho Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa, có thể với sự tham gia của Malaysia và Brunei.

Hai cách thức trên sẽ không ảnh hưởng gì đến vấn đề tuyên bố chủ quyền tại Quần đảo Trường sa và sẽ có lợi ích lớn cho Việt Nam và Philippines trong việc kháng cự lại các yêu sách bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông.

Người dịch: Lê Vĩnh Trương



Về Đầu Trang Go down
https://tieuvuongquocd12.forumvi.com
 
Chiến thuật hiện thực hóa đường lưỡi bò của Trung Quốc
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tấm bản đồ mang tên " Đường Lưỡi Bò " của TQ
» Vừa cắt cáp, Trung Quốc vừa vu cáo Việt Nam tấn công tàu cá
» Biển Đông: Trung Quốc từ "quả quyết" đến "gây hấn"
» Trung Quốc lại ngang ngược phá cáp khảo sát của Việt Nam
» Chính sách Mỹ và gắn kết ASEAN trước phép thử Trung Quốc

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Khu Chém Gió :: Tin Hot 24/7-
Chuyển đến