Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Latest topics
» Những hình ảnh hài hước cực độc chỉ có ở Việt Nam
Thứ bảy, ngày 16 tháng 07 năm 2011 | 10:34 (GMT+7) Đặt làm trang chủ   Icon_minitimeThu Jan 05, 2012 7:55 pm by Trandailong

» “BẦU CHỌN VỊNH HẠ LONG”: CẢ QUỐC GIA ĐANG BỊ LỪA?..
Thứ bảy, ngày 16 tháng 07 năm 2011 | 10:34 (GMT+7) Đặt làm trang chủ   Icon_minitimeSun Nov 13, 2011 8:49 am by Trandailong

»  Clip hài
Thứ bảy, ngày 16 tháng 07 năm 2011 | 10:34 (GMT+7) Đặt làm trang chủ   Icon_minitimeWed Oct 19, 2011 2:35 pm by Trandailong

» Những siêu phẩm hát nhép
Thứ bảy, ngày 16 tháng 07 năm 2011 | 10:34 (GMT+7) Đặt làm trang chủ   Icon_minitimeWed Oct 19, 2011 2:25 pm by Trandailong

» Những món hàng từ chợ trời 3
Thứ bảy, ngày 16 tháng 07 năm 2011 | 10:34 (GMT+7) Đặt làm trang chủ   Icon_minitimeFri Sep 09, 2011 9:27 pm by Trandailong

» Những món hàng từ chợ trời 2
Thứ bảy, ngày 16 tháng 07 năm 2011 | 10:34 (GMT+7) Đặt làm trang chủ   Icon_minitimeFri Sep 09, 2011 9:07 pm by Trandailong

» Những món hàng từ chợ trời
Thứ bảy, ngày 16 tháng 07 năm 2011 | 10:34 (GMT+7) Đặt làm trang chủ   Icon_minitimeFri Sep 09, 2011 8:50 pm by Trandailong

» Dolly Shop xin chào các bạn ^^
Thứ bảy, ngày 16 tháng 07 năm 2011 | 10:34 (GMT+7) Đặt làm trang chủ   Icon_minitimeSun Jul 24, 2011 1:31 pm by dolly

» Cách tiếp cận chiến tranh của Trung Quốc (P2)
Thứ bảy, ngày 16 tháng 07 năm 2011 | 10:34 (GMT+7) Đặt làm trang chủ   Icon_minitimeSat Jul 16, 2011 11:05 am by Trandailong

Most Viewed Topics
Dolly Shop xin chào các bạn ^^
Tấm bản đồ mang tên " Đường Lưỡi Bò " của TQ
Thứ bảy, ngày 16 tháng 07 năm 2011 | 10:34 (GMT+7) Đặt làm trang chủ
Những câu chuyện “độc nhất vô nhị” ở Trường Sa
Vừa cắt cáp, Trung Quốc vừa vu cáo Việt Nam tấn công tàu cá
“BẦU CHỌN VỊNH HẠ LONG”: CẢ QUỐC GIA ĐANG BỊ LỪA?..
Chiến thuật hiện thực hóa đường lưỡi bò của Trung Quốc
Xuyên tạc lịch sử và hăm dọa dân tộc Việt Nam
Những siêu phẩm hát nhép
Cách tiếp cận chiến tranh của Trung Quốc (P2)
Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Affiliates
free forum


 

 Thứ bảy, ngày 16 tháng 07 năm 2011 | 10:34 (GMT+7) Đặt làm trang chủ

Go down 
Tác giảThông điệp
Trandailong
Admin
Admin
Trandailong


Tổng số bài gửi : 172
Join date : 05/12/2010
Age : 32
Đến từ : Đà Nẵng

Thứ bảy, ngày 16 tháng 07 năm 2011 | 10:34 (GMT+7) Đặt làm trang chủ   Empty
Bài gửiTiêu đề: Thứ bảy, ngày 16 tháng 07 năm 2011 | 10:34 (GMT+7) Đặt làm trang chủ    Thứ bảy, ngày 16 tháng 07 năm 2011 | 10:34 (GMT+7) Đặt làm trang chủ   Icon_minitimeSat Jul 16, 2011 10:39 am

VEF.VN) - Người Trung Quốc ồ ạt thu gom nông sản Việt Nam ngay trên sân nhà, chuyện không còn mới, nhưng đến tận thời điểm này, bộ Công Thương vẫn kêu rất “nhạy cảm” và khó xử lý

Doanh nghiệp nông sản chỉ biết kêu


Có gì mâu thuẫn không khi mà chúng ta mong mỏi thúc đẩy xuất khẩu mạnh sang Trung Quốc mà nay, người Trung Quốc sang "nhập khẩu" ngay trên sân, các doanh nghiệp lại quay ra lo ngại? Nên mừng hay nên lo nếu những vụ thu gom đó không phải là nhắm đến hàng nguyên liệu chế biến nông thủy sản, không đụng chạm đến lợi ích của doanh nghiệp trong nước? Sẽ ra sao nếu các thương vụ đó được tính vào giá trị xuất khẩu của Việt Nam và mang lại lợi ích cho người nông dân?

Chính những người nông dân Việt Nam giãi bày rằng thương nhân Trung Quốc: họ bỏ giá cao hơn, gấp 3- 4 lần, họ ký hợp đồng lớn hơn, họ sẵn sàng mua cả những hàng tạp loại 2, loại 3. Thậm chí, người Trung Quốc còn lùng sục vào tận cơ sở chế biến để thuê luôn cả chủ cơ sở làm đầu mối gom hàng.

Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam không ký hợp đồng lớn và bỏ giá thấp hơn, "người nhà" làm ăn với nhau còn không bằng "người ngoài".

Nhiều chuyên gia thương mại đã phân tích, khi Trung Quốc đã ồ ạt gom hàng, nghĩa là họ sẽ thao túng giá nông sản, người nông dân có thể lợi trước mắt nhưng nguy cơ về sau bị ép giá hoặc ế hàng đến mức phải đổ đi có thể xảy ra bất cứ khi nào. Về lâu dài, khi bị "cuốn" theo những cơn lốc gom hàng bất thường đó, quy hoạch sản xuất nông sản có thể bị phá vỡ và gây sức ép lớn khiến doanh nghiệp Việt Nam lao đao vì không mua được nguyên liệu chế biến

Thứ bảy, ngày 16 tháng 07 năm 2011 | 10:34 (GMT+7) Đặt làm trang chủ   Thuongnhantq1310378289_1310700120

Trong một bài trả lời phỏng vấn trên DVT, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng các thương nhân Trung Quốc khi vào Việt Nam mua bán giao dịch các mặt hàng nông sản đều sang theo hình thức tự do hoặc du lịch và không có bất cứ giấy phép kinh doanh nào, cũng như không thuộc tổ chức kinh doanh nào. Điều này khiến chính quyền và các cơ quan chức năng không thể kiểm soát được khi họ kinh doanh trên địa bàn đồng thời không thể thu được một đồng thuế nào.

Câu chuyện trên không có gì mới mà quan trọng là cách nhìn nhận và ứng xử của chúng ta trong thời gian qua trước tình trạng này như thế nào.

Mới đây, vị phó tổng thư ký Hiệp hội xuất khẩu thủy sản sau khi giãi bày chuyện bị thương lái Trung Quốc gom hàng từ trên biển đến cả trên bờ, đã kiến nghị Bộ Công Thương cần xem xét hạn chế việc thu mua nguyên liệu hải sản, thủy sản của người Trung Quốc.

Các nhà xuất khẩu nông sản, thủy hải sản của Việt Nam đổ lỗi cho việc tín dụng năm nay bị thắt chặt khiến họ không đọ vốn được với thương nhân Trung Quốc. Ở nhiều cuộc họp về tình hình xuất nhập khẩu, không đại diện nào tự thừa nhận rằng họ chưa thể gắn bó và có chính sách hợp tác bền vững với các nhà cung cấp nguyên liệu cho họ- chính là những nông dân, ngư dân. Một sự chủ động đề xuất chiến lược ứng phó của hiệp hội ngành hàng nhằm đánh bật thương lái Trung Quốc trên thị trường cũng tuyệt nhiên vắng bóng.

Ý tưởng về thành lập các sàn giao dịch nông sản Việt Nam từng đã rầm rộ vài năm trước thì nay, ít nhắc đến.

Trong khi đó, chẳng phải đâu xa, nhìn sang ngành thép thì thấy, mỗi khi có biến động trên thị trường gây bất lợi cho doanh nghiệp thép trong nước thì hiệp hội này kiến nghị rất bài bản.

Đó là những vụ ồ ạt nhập khẩu thép cuộn Trung Quốc giá rẻ vào Việt Nam, hay những vụ thép chứa chất Bo lách thuế, thép gia công ở Trung Quốc rồi dán mác thương hiệu Việt.... Hiệp hội Thép Việt Nam gửi phản ánh và kiến nghị thường đính kèm những con số điều tra thị trường, đo lường mức độ thiệt hại và còn chỉ mặt, điểm tên những thủ phạm làm rối thị trường trong nước.

Các doanh nghiệp nông sản Việt Nam dường như vẫn lúng túng!

Quên cả dư địa trong cam kết WTO

Tại cuộc họp mới đây về xuất nhập khẩu, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên nói: Việc thu mua của Trung Quốc là việc không hay nhưng các Hiệp hội phải phát huy vai trò của mình, phản ánh phải cụ thể như họ mua gom hay mua xô, tại cơ sở chế biến hay tại mạn thuyền, mua dừa thì là cả quả dừa hay chỉ có xơ dừa...Phải xem phản ánh cụ thể, những động thái trên thị trường tác động mạnh ra sao thì Bộ mới xử lý được.

"Có vấn đề chúng tôi đang xử lý, có vấn đề rất khó xử lý. Nếu việc thu gom mua nông sản thủy hải sản là thương lái Trung Quốc thì rất nhạy cảm, rất khó xử lý và phải dựa vào ý thức của doanh nghiệp, của người dân và sự tham gia của các lực lượng như quản lý thị trường... Vì ở đây, chủ yếu là mua bán tự do trên thị trường, là kiểu tiểu ngạch", thứ trưởng Biên thẳng thắn.

Ông cũng nhấn mạnh: "Đến giờ phút này, chúng tôi chưa nhận được Hiệp hội nào, chính quyền địa phương nào phản ánh việc doanh nghiệp nước ngoài (Trung Quốc) vi phạm khi vào Việt Nam mua gom hàng. Các doanh nghiệp chỉ nói chung chung, chưa đưa ra kiến nghị gì cụ thể!"

Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Công Thương dường như quên mất rằng, có những cam kết trong WTO có lợi cho Việt Nam áp dụng trong trường hợp này lại chưa được sử dụng triệt để. Đó là việc trong WTO, ngành nông sản được hỗ trợ 10% nhưng nay mới chỉ dùng 2-3%. Đặc biệt trong mặt hàng nông sản, WTO không bắt buộc Việt Nam phải mở cửa hết.

Nghị định 23/2007 và Nghị định 90/2007 của Chính phủ đã quy định, những thương nhân nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam thì vẫn được cấp phép xuất khẩu nhưng không được tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu. Họ chỉ được phép đứng tên mở tờ khai, làm các thủ tục xuất khẩu. Như vậy, việc các thương lái Trung Quốc không có đại diện Việt Nam, nhưng lại đến tận nơi để thu mua hàng trăm tấn nông sản Việt Nam là có cơ sở pháp lý để điều chỉnh.

Các Sở Công thương có riêng một phòng quản lý thương mại tại địa phương nhưng dường như chưa thể hiện trách nhiệm trong câu chuyện này.

Cho đến nay, nông sản vẫn đang là một thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Trong 10 năm qua, giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã tăng tới 6 lần. Trong cơ cấu 24 mặt hàng xuất khẩu thì tới 11 mặt hàng là nông lâm thủy sản.

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu nông sản đứng thứ 2 của Việt Nam, chỉ sau Mỹ và còn lớn hơn cả Nhật Bản. Tốc độ tăng trưởng trung bình 2001-2009 của kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc là 23,8% với kim ngạch trung bình 762,05 triệu USD.

Nhìn hai chiều ở câu chuyện này, phải thấy rằng, Trung Quốc có nhu cầu rất cao về thu mua lương thực. Cách tốt nhất cho phía Việt Nam là làm sao để biến những vụ thu gom tiểu ngạch đó thành những chuyến hàng xuất khẩu chính ngạch thay vì, tìm mọi cách để ngăn chặn, một việc rất khó thành công khi đó là nhu cầu thị trường.
Về Đầu Trang Go down
https://tieuvuongquocd12.forumvi.com
 
Thứ bảy, ngày 16 tháng 07 năm 2011 | 10:34 (GMT+7) Đặt làm trang chủ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Khu Chém Gió :: Tin Hot 24/7-
Chuyển đến